Home Kiến thức khác Tin tức Từ 15/4, thay đổi thủ tục xin thị thực vào Anh đối với người Việt

Từ 15/4, thay đổi thủ tục xin thị thực vào Anh đối với người Việt

(DĐDN) – Ngày 9/4, Đại sứ Quán Anh cho biết, kể từ 15/4 sẽ có một số thay đổi quan trọng khi xét duyệt thị thực lưu trú tại Anh trên 6 tháng. Đó là việc cấp thẻ lưu trú có thông tin sinh trắc (được gọi là thẻ BRP).

Theo đó, thẻ BRP chỉ áp dụng cho công dân các nước nằm ngoài khối EEA (Khu vực kinh tế chung Châu Âu) lưu trú tại Anh trên 6 tháng và sẽ bắt đầu được cấp cho người nộp đơn xin thị thực tại Việt Nam từ 15/4.

Người xin thị thực sẽ được dán một visa tạm thời có giá trị 30 ngày trong hộ chiếu chứ không phải visa dài hạn với hiệu lực thị thực đầy đủ và sẽ được nhận thẻ trong vòng 10 ngày tại một bưu điện của Anh sau khi nhập cảnh. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận hộ chiếu tạm thời, nếu người đó không tới Anh thì sẽ phải xin thị thực khác thay thế. Người nộp đơn sẽ nhận được một lá thư cung cấp thông tin chi tiết về cách thức nhận lại thẻ BRP của họ khi tới Anh.

Theo đại sứ quán Anh, người xin thị thực sẽ không mất thêm khoản phí nào, phí thị thực vẫn giữ nguyên không đổi.

Thẻ BRP được dùng làm bằng chứng cho việc được phép làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ công tại Anh. Theo Đại sứ quán Anh, mục đích của thẻ BRP là cung cấp bằng chứng về tình trạng nhập cư.

Minh Thành

Người Việt xin visa vào Anh hơn 6 tháng phải có thông tin sinh trắc

(NLĐO)- Sẽ có thay đổi quan trọng khi xét duyệt visa (thị thực) lưu trú tại Anh trên 6 tháng kể từ ngày 15-4-2015, đó là việc cấp thẻ lưu trú có thông tin sinh trắc (được gọi là thẻ BRP)

Thông tin từ Đại Sứ Quán Anh tại Hà Nội ngày 9-4 cho biết sẽ có một thay đổi quan trọng khi xét duyệt thị thực lưu trú tại Anh trên 6 tháng kể từ ngày 15-4-2015. Đó là việc cấp thẻ lưu trú có thông tin sinh trắc (được gọi là thẻ BRP)

Theo đó, từ ngày 15-4 tới, thẻ BRP cho công dân các nước nằm ngoài khối EEA (Khu vực kinh tế chung Châu Âu) lưu trú tại Anh trên 6 tháng sẽ bắt đầu được cấp cho người nộp đơn xin thị thực tại Việt Nam. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới người xin thị thực theo diện dài hạn như định cư, cũng như sinh viên và người lao động.

Kể từ ngày này, người xin thị thực sẽ được dán một visa tạm thời có giá trị 30 ngày trong hộ chiếu chứ không phải visa dài hạn với hiệu lực thị thực đầy đủ. Người xin thị thực sau đó sẽ được yêu cầu nhận thẻ BRP của họ từ một bưu điện tại Anh trong vòng 10 ngày sau khi nhập cảnh. Thẻ BRP có thể được dùng làm bằng chứng cho việc được phép làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ công tại Anh.

Người nộp đơn sẽ nhận được một lá thư cung cấp thông tin chi tiết về cách thức nhận lại thẻ BRP của họ khi tới Anh.

Đại sứ quán Anh nhấn mạnh thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới người có quốc tịch thuộc các nước nằm ngoài Khu vực kinh tế chung Châu Âu muốn lưu trú tại Anh trên 6 tháng, ví dụ người xin thị thực sinh viên Bậc 4, thị thực làm việc hoặc định cư tại Anh. Nếu xin thị thực du lịch, công tác ngắn ngày hay học tập ngắn hạn, sử dụng thị thực đi thăm, thì sẽ không cần thẻ BRP.

Quy trình xin thị thực phần lớn là không thay đổi. Nếu muốn đến Anh nhiều hơn 6 tháng, người xin thị thực sẽ được hỏi các thông tin thêm khi điền bản khai xin thị thực, trong đó bao gồm mã vùng của địa chỉ mới tại Anh. Điều khác biệt chính là việc sau khi tới Anh, người dân sẽ cần phải tới một bưu điện để nhận thẻ lưu trú của mình. Người xin thị thực sẽ không mất thêm khoản phí nào, phí thị thực vẫn giữ nguyên không đổi.

Người dân cần đảm bảo biết rõ ngày mình sẽ tới Anh từ trước khi nộp đơn xin thị thực. Visa tạm thời sẽ chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận lại hộ chiếu, do đó cần tới Anh trong khoảng thời gian này. Nếu không thể tới Anh trong khung thời gian 30 ngày này thì buộc phải xin thị thực khác thay thế.

Khi nộp đơn xin thị thực, người dân sẽ được hỏi về mã vùng địa chỉ tại Anh và sẽ được thông báo chi tiết về bưu điện nhận thẻ BRP khi nhận được quyết định thị thực.

Theo Đại sứ quán Anh, mục đích của thẻ BRP là cung cấp bằng chứng về tình trạng nhập cư. Người xin lưu trú tại Anh cần đưa ra bằng chứng này để chứng minh mình có quyền làm việc hay sử dụng các dịch vụ và phúc lợi xã hội tại Anh.

 

Thông tin thêm cho người nộp đơn từ ngoài nước Anh có thể xem tại https://www.gov.uk/government/publications/biometric-residence-permits-overseas-applicant-and-sponsor-information và Bản chi tiết có tại trang https://www.gov.uk/biometric-residence-permits

 

D.Ngọc
Nguồn: Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt Sưu tầm (Dich tieng Thai sang tieng Viet)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *